Bếp từ - Bếp gas

Google+
Mẹo chọn tủ bếp

Mẹo chọn tủ bếp

Khi thiết kế tủ bếp ta nên cân đối giữa diện tích khu bếp và chiều dài của tủ. Nếu bạn biết tận dụng từng khoảng không nhỏ trong gian bếp, bạn sẽ thấy thoái mái và tiện nghi...

Hot!


Chất liệu:

+ Gỗ tự nhiên

Ưu điểm: tạo nên một không gian bếp ấm cúng, sang trọng và phù hợp với thiết kế chung của ngôi nhà

Khuyết điểm: có thể bị mối mọt, thấm nước và cong vênh nếu không ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách. Giá khá đắt.

+ Gỗ tự nhiên kết hợp gỗ nhân tạo (để giảm giá thành)

Ưu điểm: có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và cong vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ, có thể sơn phủ nhiều màu hoặc dán veneer tạo vân gỗ

Khuyết điểm: có thể bị thấm nước, độ bền không cao, ít phù hợp với các kiểu dáng có chạm trỗ hoặc cong lọng

+ Gỗ tự nhiên kết hợp inox

Ưu điểm: không bị mối mọt và thấm nước, dễ sử dụng và bảo quản, cánh cửa sợi thủy tinh có độ chịu nhiệt cao, chống cháy

Khuyết điểm: hạn chế về mặt thẩm mỹ của gian bếp, nhìn thấy "lạnh lẽo"

+ Sợi thủy tinh

+ Inox

- Nếu chọn chất liệu gỗ tự nhiên/ gỗ nhân tạo thì nên mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo việc ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách, đảm bảo không bị mối mọt - cong vênh.

- Gỗ pơmu, gỗ tràm thì rất hiếm khi bị mọt. Gỗ căm xe thì chịu nước rất cao. Gỗ giá tỵ (teak) thì không bị mọt, chịu nước mà cũng khó cong vênh.

- Song, để giữ độ bền của tủ kệ thì tủ bếp không nên đặt trực tiếp lên sàn, đặc biệt là tủ làm bằng gỗ. Tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc. Các ngăn tủ cũng được lắp hệ miếng lót nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.


Khi mua tủ bếp gỗ, cần quan tâm đặc biệt đến những phụ kiện đi kèm như tay nắm, bản lề để không bị gỉ sét quá nhanh; chân tủ nên được làm bằng nhựa hoặc nhôm để tránh mối, mọt, nước và có chiều cao từ 10 - 15 cm. Ngay dưới bồn rửa cần có thêm một tấm nhôm mỏng phủ mặt đáy tủ để chống thấm nước.

Xu hướng phổ biến là dùng các loại tủ bếp có các thiết bị bếp được thiết kế âm bên trong vì sẽ giúp cho khu vực bếp trở nên rộng rãi, sang trọng. Ngoài ra, để tiện tay làm bếp, việc thiết kế những hệ thống kệ treo một cách khoa học xung quanh khu vực nấu nướng vẫn luôn được ưa chuộng.


Có 2 phong cách thiết kế tủ bếp phổ biến: hoàn toàn bằng gỗ hoặc xây khung gạch sau đó mới lắp phần cánh gỗ bên ngoài. Mỗi cách xử lý đều có ưu, nhược điểm riêng. Loại xây gạch có thể tiết kiệm chi phí và bền hơn, nhưng có thể tốn nhiều diện tích hơn và không thể di dời khi cần thiết. Ngoài ra, khi lắp đặt hệ thống cửa vào khung gạch cũng khá khó khăn và có thể không khít.

Trong khi đó, loại tủ gỗ toàn bộ có thể độ bền sẽ không bằng, giá thành lại đắt hơn, nhưng nếu trong điều kiện khí hậu Việt Nam, việc một hệ thống tủ bếp kín, với các khung cửa sát vào phần "xương" sẽ phù hợp hơn. Đó là chưa kể là tủ bếp đồng bộ hoàn toàn bằng gỗ được lắp ráp theo modul, có thể linh hoạt di chuyển tủ nếu muốn bố trí lại không gian bếp, chứ không cố định như xây gạch. 

Mẹo chọn tủ bếp:

- Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m.
- Chọn loại có module có thể ráp ngắn, dài để linh động điều chỉnh khi lắp ráp.
- Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi đi mua để chọn loại hình chữ L, chữ U hay dọc tường
- Chọn màu sắc phù hợp màu tường nhà bếp, thông thường có 2 cách chọn phù hợp nhất: màu tương phản hoặc màu cùng tông màu.
- Tùy khí hậu mà chọn chất liệu tủ, kệ bếp. Nếu rất nóng hoặc rất ẩm ướt thì không nên dùng chất liệu gỗ/ ván nhân tạo vì dễ bị cong mối.
- Tùy các công cụ thiết bị nấu bếp tại nhà mà chọn tủ bếp có các phần hỗ trợ hoặc thiết kế phù hợp.

Ngoài những cách nêu trên, chúng ta cần lưu ý thêm về công năng cất giữ bảo quản đồ đạc. Bên trong các tủ bếp, những ngăn kéo phải được thiết kế với hệ thống ray trượt tốt. Mỗi ngăn kéo âm có thể chứa tới 50kg mà vẫn có thể kéo ra thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, các cánh cửa phải đóng kín khít với tủ nhằm hạn chế gián/ chuột.

bep tu giovani, bep dien tu faster, bep tu faster, bep hong ngoai