Bếp từ - Bếp gas

Google+
Xử lý bếp gas khi trục trặc

Xử lý bếp gas khi trục trặc

nếu không hiểu rõ về bếp và không biết cách bảo quản hay xử trí khi gặp...

Hot!

 

Những sự cố thường gặp

Bếp gas không bắt lửa: Hiện tượng này phần lớn là do trong ống dẫn gas có không khí, dây dẫn gas bị chèn hay bị gãy giập, bộ phận đánh lửa bị bám bẩn... Để khắc phục tình trạng ống dẫn gas có không khí, bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn gas bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Ngửi thấy mùi gas: Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dây dẫn gas bị xì, ống dẫn gas không nối đúng khớp, van khóa gas bị hư... Khi phát hiện sự cố này, bạn nên thông báo cho tổ kỹ thuật của hãng gas mà gia đình đang sử dụng để được sửa chữa kịp thời.

Lửa phát tiếng kêu: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

Lửa bị đỏ: Do bông sen bị vênh méo, muối rớt vào làm hư ống điếu. Trong trường hợp này, khi vệ sinh không kỹ sẽ xuất hiện hiện tượng ngọn lửa bị đỏ, không làm hao gas nhưng làm đen đít nồi do các chất trên bị cháy. Ngọn lửa cháy đỏ và có khói, chỉnh gió nhưng vẫn không hết là do bộ phận hút gió hỏng, cần nhờ thợ sửa chữa. Tuy nhiên, có những lúc ngọn lửa bị đổi màu là do môi trường. Khi trong nhà hoặc nhà bên cạnh mới sơn, quét vôi mới, ngọn lửa bếp gas cũng chuyển sang màu đỏ, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết hiện tượng này.

Bếp không bắt lửa hoặc lửa cháy không bình thường, có mùi gas: Cần tắt bếp, khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại dây dẫn để bảo đảm an toàn. Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, bình rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh, nhiệt độ trong phòng tăng lên phải nhanh chóng mở toang cửa, dùng quạt tay quạt bớt nồng độ gas. Không bật lửa lên xem; không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy. Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ.

Cách bảo quản bếp

Hiện nay, bếp gas có loại vỏ bằng inox và vỏ phủ chất chống dính. Bếp gas nội ít có loại phủ chất chống dính mà chỉ có loại vỏ bếp bằng sắt tây sơn. Loại này dùng một thời gian sẽ tróc sơn và gỉ sét. Loại bếp phủ chống dính trông sạch sẽ nhưng dễ bị trầy xước bởi vật nhọn. Bền nhất vẫn là loại bếp có vỏ bằng inox, khi mua cần chú ý đến độ dày của chúng.

Bụi bẩn và thức ăn rơi vào thường làm bộ phận đánh lửa bị bám bẩn, việc đánh lửa cũng gặp khó khăn. Nếu phát hiện ngọn lửa cháy không đều, bạn phải tháo hoa sen ra, vệ sinh sạch khe thoát lửa, dùng vải khô để lau sạch. Nếu ngọn lửa liếm cả phía dưới bếp gas và ngửi mùi gas, nghĩa là bông sen dẫn gas đã bị hư, nên thay. 

 

Nhiều gia đình hiện nay thường dùng những bếp gas rẻ tiền, bởi họ quan niệm bếp nào thì cũng bằng đấy chức năng, đắt rẻ là do nguyên liệu cấu tạo nên nó. Thực chất, các loại bếp rẻ tiền thường có thiết kế đơn giản, không có các tính năng hiện đại như thiết bị ngắt gas tự động, mạch điều khiển bằng điện tử, bộ phận cảm ứng nhiệt tiếp xúc với đáy nồi để tắt lửa trước khi nước bị cạn… Bếp gas loại này thường có khuyết điểm về lắp ráp. Bộ phận đánh lửa hay bị sút linh kiện, lỏng ốc… mẫu mã đơn giản.

Còn loại bếp đắt tiền hơn, có thêm các thiết bị an toàn như tự động khóa gas khi lửa bị tắt do nước trào, do gió hoặc cao cấp hơn có loại tự tắt khi bị cháy khét, nồi cạn nước… Tuy nhiên, vấn đề an toàn không phụ thuộc vào bếp gas mà phụ thuộc nhiều vào bình đựng gas, van điều áp và dây dẫn.

 

bếp gas âm giovani, bếp gas âm, bếp gas