Bếp từ - Bếp gas

Google+

Đầu bếp học không khó gắn bó không rễ chút nào.

Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng với vỏ ngoài hào quang và danh tiếng, các bếp trưởng đang là mơ ước của ngày càng nhiều bạn trẻ. Song nghề này không thật sự "ngon ăn" như bạn tưởng.

Hot!

Để trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp, ngoài niềm đam mê nấu ăn, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
Mọi người thường có ấn tượng sai lầm về công việc của người bếp trưởng, tưởng rằng họ đơn giản chỉ chế biến món ăn.
Nếu có đủ những khả năng trên, bạn hoàn toàn có thể trở thành một bếp trưởng và thành danh. Tại sao không? Bởi nghề đầu bếp cũng lắm điều hay. Người đầu bếp có thể được tưởng thưởng xứng đáng khi có nhiều khách hàng yêu thích các món ăn của họ.

Tuy nhiên, để trở thành một người giỏi nghề, bạn phải học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Chúng sẽ giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức món ăn mới cũng như gặp gỡ rất nhiều người.

Các cơ hội nghề nghiệp cũng rất đa dạng. Bạn có thể làm việc cho một người nổi tiếng, trên tàu du lịch, tại khách sạn, nhà hàng hay cửa hiệu riêng.

Tuy nhiên, nghề đầu bếp cũng đòi hỏi phải có sức khỏe. Thời lượng làm việc của người bếp trưởng thường rất dài, 40giờ/tuần hoặc hơn thế nữa. Thời gian biểu cũng rất "oái oăm": có thể vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần hay ngày lễ.

Điều kiện làm việc cũng không dễ chịu như một nhân viên văn phòng. Bếp ăn luôn quá nóng, luôn tiếp xúc với thực phẩm sống, nhiệt độ cao,...

Nếu bạn không chắc chắn đây là nghề nghiệp thích hợp với mình, tại sao không thử một chút kinh nghiệm? Sau vài tuần làm việc trong một nhà hàng bận rộn, bạn chắc chắn sẽ nhận ra sự thật này.

Liên hệ với một bếp trưởng mà bạn ngưỡng mộ và trình bày ý muốn được làm việc dưới sự dẫn dắt của ông ta. Có thể, bạn sẽ không được trả lương, tuy nhiên đây chính là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để nhận biết sự phù hợp của bạn với nghề này.

Xem người khác nấu ăn , ví dụ như cha mẹ, bạn bè, đọc các sách nấu ăn và thực hành.

- Kỹ năng sáng tạo: nấu ăn mà không cần nhất nhất tuân theo các công thức. Kinh nghiệm và bằng cấp cũng không thể làm được điều này.

- Kỹ năng quản lý: chịu trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ đầu bếp.

- Kỹ năng cá nhân: khả năng tuyển dụng và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

- Kỹ năng tổ chức: lập các bảng phân công nhiệm vụ, giao hàng và lưu trữ thực phẩm.

- Kỹ năng lập kế hoạch: lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo các món ăn thích hợp cho mọi thời điểm.

- Kỹ năng tài chính: có thể thương lượng giá cả và quản lý ngân sách.

Các tố chất cá nhân cần thiết của người bếp trưởng: Động cơ, khả năng tuởng tượng, tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt, chăm chỉ, ham thực hành, có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng lúc, bình tĩnh trước mọi áp lực.