Trụ sở chính: Số Liền kề 96 KĐT Bắc Hà, Ngõ 6, Nguyễn Văn Lộc, Q. Hà Đông Hotline: 0968.84.3939 Website đang chạy thử nghiệm chờ đăng ký với Bộ công thương
|
Giỏ hàng của bạn
Hiện chưa có sản phẩm nào
trong giỏ hàng của bạn
(ANTĐ) - Theo Chi cục QLTT Hà Nội, trong vòng 1 tháng, lực lượng QLTT đã phát hiện bắt giữ gần một chục vụ, tàng trữ vận chuyển bếp gas giả, với số lượng hàng nghìn bếp các loại. Nhiều cửa hàng vẫn ngang nhiên bày bán các loại bếp ga siêu rẻ, không đảm bảo an toàn, có thể gây ra cháy nổ bất kỳ lúc nào... Nhưng, việc xử lý các trường hợp vi phạm không hề đơn giản.
Bảo hành... vô thời hạn?!
“Tuần trước, có 2 người tự xưng là nhân viên của một hãng bếp gas khá nổi tiếng đến nhà tôi chào bán sản phẩm. Họ đưa ra một chiếc bếp ga đôi với giá chỉ có 120.000đ, kèm theo phiếu bảo hành. Thấy rẻ, tôi mua 1 chiếc dùng thử nhưng khi vừa bật bếp, tôi thấy lửa phụt ra rất mạnh rồi tắt ngấm, kéo theo đó là mùi khét lẹt”...
QLTT Hà Nội đang niêm phong tạm giữ bếp gaskhông có tem nhập khẩu. |
Trên đây là phản ánh của chị Nguyễn Ngọc Hà, ở khu tái định cư Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy. Chị Hà cho biết thêm: “Tôi bật đi bật lại nhiều lần thì thấy lửa không lên. Tôi mang bếp đến đại lý bảo hành thì được nhân viên ở đó cho biết tôi đã mua phải hàng rởm, vì trong số các sản phẩm công ty sản xuất, không có loại nào giống như chiếc bếp mà tôi đã mua...”.
Không chỉ có chị Hà mà nhiều người khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Bà Nguyễn Thị Loan, ở đường Trần Phú, thành phố Hà Đông bức xúc: “Nửa tháng nay, tại khu vực nhà tôi có một thanh niên đến quảng cáo sản phẩm bếp ga nhập từ Đức với giá khá rẻ, bảo hành hơn 2 năm, lại kèm theo hàng khuyến mại nên tôi đã mua một cái bếp ga đôi Zenika (giống như thương hiệu Zenka có bán ở các siêu thị điện máy) với giá 250.000đ (bằng 1/3 so với thị trường).
Nhưng dùng được mấy ngày, bộ phận phát lửa của bếp không đánh lửa, tôi gọi cửa hàng gas đến sửa giúp thì họ bảo không sửa được, gọi đến số điện thoại bảo hành thì điện thoại “ngoài vùng phủ sóng”! Người hàng xóm cạnh nhà tôi cũng mua 1 bếp nhãn hiệu Golsun, mặt kính, trông rất đẹp mắt và đặc biệt là giấy tờ bảo hành đầy đủ dấu đỏ với giá 300.000đ. Nhưng sử dụng bếp 1 tháng, mặt bếp bằng kính bỗng nhiên vỡ vụn, đến tìm đại lý bảo hành có ghi trong tờ giấy để đổi sản phẩm thì đó là địa chỉ ma. Đem sản phẩm ra cửa hàng sửa chữa thì họ đòi với giá bằng giá… mua sản phẩm?!”.
Điều đáng nói là hiện nay, tại một số cửa hàng đang ngang nhiên bày bán các loại bếp ga siêu rẻ, nhưng tuổi thọ thì... siêu ngắn. Tại một cửa hàng bán bếp gas trên phố Cầu Giấy chúng tôi được nhân viên cửa hàng này cho biết: “Có những chiếc bếp gas đôi giá chỉ gần 300.000đ. Đây là hàng do Trung Quốc sản xuất theo công nghệ các hãng nổi tiếng?! Loại bếp gas này được tiêu thụ khá mạnh do giá cả phải chăng, ai có nhu cầu bảo hành thì chúng tôi viết phiếu, bảo hành... vô thời hạn cũng được?!”...
Hàng nghìn bếp gas giả bị thu giữ
Hàng nghìn bếp gas giả bị thu giữ |
Thời gian qua, một số cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển bếp gas giả đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý. Ngày 2-1, tại số nhà 5/424 đường Láng, Hà Nội, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 13 phối hợp với Đội CSĐT về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện và bắt giữ 1 vụ vận chuyển và tàng trữ bếp gas giả với số lượng lớn. Đội QLTT số 13 đã lập biên bản và tạm giữ khoảng 400 bếp ga mang nhãn hiệu Rinnai, Goldsun... Theo nhận định ban đầu, số bếp gas này không có chứng từ hoá đơn xuất xứ. Trong quá trình kiểm tra ngoài giả nhãn mác, chất lượng bếp rất kém, do linh kiện lắp ráp đều nhập từ nước ngoài không rõ nguồn gốc. Đây cũng là nguyên nhân rất dễ gây cháy nổ.
Theo thông tin từ Chi cục QLTT Hà Nội, trong vòng 1 tháng, lực lượng QLTT đã phát hiện bắt giữ gần một chục vụ, tàng trữ vận chuyểnbếp gas giả, với số lượng hàng nghìn bếp các loại. Một cán bộ thuộc Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: “Các khu tái định cư, vùng ven đô là địa bàn hoạt động chính của các đối tượng bán dạo bếp gassiêu rẻ.
Các đối tượng này nắm bắt tâm lý chuộng hàng rẻ và đã có những chính sách tiếp thị hấp dẫn nên nhiều người nội trợ đã mắc lừa. Chỉ khi sản phẩm không sử dụng được người dân mới phản ánh, nhưng cơ quan chức năng rất khó can thiệp do họ đã “thuận mua, vừa bán”. Ông Phạm Bá Dục - nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, với sản phẩm bếp gas không có tem nhập khẩu, không nhãn mác sẽ bị tạm giữ để xác minh. Trong trường hợp chủ cửa hàng không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, số hàng đó sẽ bị tịch thu, chủ cửa hàng bị xử phạt hành chính.
Theo cơ quan chức năng hiện có tới 50% hộ gia đình tại các thành phố lớn sử dụng bếp ga nhưng thị trường gas và bếp gas dường như đang bị buông lỏng.
Luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, người có hành vi buôn bán bếp ga giả, nhái, kém chất lượng đã vi phạm điều 156 - BLHS 1999 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Khách thể của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là: Hành vi này xâm hại trật tự của nền sản xuất hàng hoá, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng;
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi sản xuất hàng giả là hành vi tạo ra các loại hàng giả nói trên, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm hàng giả; Hành vi buôn bán hàng giả là hành vi mua đi, bán lại loại hàng hoá mà biết rõ là hàng giả nhằm thu lợi bất chính. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Cá nhân sản xuất, buôn bán bếp gas giả với giá rẻ đã làm mất tính ổn định trên thị trường của loại mặt hàng này, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh bếp gas có uy tín, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, hành vi này có thể gây chết người, huỷ hoại tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng...
Trụ sở chính: Số Liền kề 96 KĐT Bắc Hà, Ngõ 6, Nguyễn Văn Lộc, Q. Hà Đông Hotline: 0968.84.3939 Website đang chạy thử nghiệm chờ đăng ký với Bộ công thương
|